Về kỹ thuật thi công
Sơn Kasper
-
1. Nếu bề mặt Bê tông có những vết nứt lớn thì phải xử lý như thế nào trước khi thi công chống thấm
Phải trám vết nứt bằng vữa hồ trộn KSR L9 -Chất lót chống thấm co giãn NanoGel 360 chiều siêu hạng (Co giãn 200%) trước khi chống thấm KSR M9 -Chất phụ gia hỗn hợp NanoGel 360 kết dính chống thấm nứt
-
2. Đối với mái ngói nên dùng sơn loại gì?Mục đích?
Đối với mái dốc: trước khi dán ngói trên bêtông nên chống thấm cho mái bêtông bằng 2 lớp KSR-M8
Mục đích: ngăn không cho nước mưa ngấm vào bên trong bêtông.
Đối với mái ngói khung kèo: nên dùng sơn chống thấm bóng KSR M8B hoặc không bóng KSR M8L theo màu yêu cầu kiến trúc
Mục đích: giúp ngăn ngừa mái ngói không bị rêu mốc trong quá trình sử dụng. Đồng thời chống thấm để làm giảm tải trọng của mái ngói khi trời mưa (ngói không ngậm nước). -
3. Khi thi công KSR 17 quên không pha ximăng/pha nhiều quá thì giải quyết bằng cách nào?
Thiếu/không pha ximăng: Màng chống thấm KSR 17 sẽ không bao giờ khô và sẽ dính dính rịn rịn. Xử lý bằng cách dùng súng phun nước bắn thật sạch. Tuyệt đối không phủ đè lên được.
Pha nhiều ximăng: thì sẽ bị rạn chân chim. Xử lý bằng cách phủ 1 lớp KSR L9 sau đó phủ KSR 17 -
4. Thường nhà vệ sinh hay thấm ngay những vị trí hộp gen, phễu thu ta phải xử lý thế nào?
Do áp lực nước trong ống khi sử dụng nước nên lớp bêtông không bám chắc vào ống
nhựa, nên khi bịt các vị trí ống xuyên sàn ta dùng chất chống thấm KSR L9 -Chất lót chống thấm co giãn NanoGel 360 chiều siêu hạng để trộn vào bêtông đá mi. -
5. Đối với sàn tầng trệt có độ ẩm cao, hoặc sàn lót gỗ nên chống thấm như thế nào?
Nên chống thấm 2 lớp KSR L9 Chất lót chống thấm co giãn NanoGel 360 chiều siêu hạng cho sàn và quét chân len tường cao 20cm trước khi lót sàn.